Vietjet Air

"Có nên xếp hạng học sinh và công bố công khai hay không?" là câu hỏi gây ra nhiều tranh luận trái c google dịch hình ảnh

【google dịch hình ảnh】'Học sinh kém cũng cần được xếp hạng, đánh giá'

"Có nên xếp hạng học sinh và công bố công khai hay không?ọcsinhkémcũngcầnđượcxếphạngđánhgiágoogle dịch hình ảnh" là câu hỏi gây ra nhiều tranh luận trái chiều thời gian qua. Phần lời phụ huynh ủng hộ bỏ xếp hạng học sinh, tuy nhiên nhiều nhà giáo lại nhìn nhận việc xếp thứ hạng học sinh không có gì xấu, trái lại là công cụ theo dõi phong độ học tập của học trò, tạo động lực thi đua, vấn đề là cách làm.

Ủng hộ việc xếp hạng học sinh, độc giả Viet Anh Nguyennêu dẫn chứng: "Không nói riêng học tập, mọi thứ đều phải có xếp hạng. Đi làm có KPI, có xếp hạng lương. Đi thi các loại chứng chỉ, bằng cấp cũng có phân loại cao thấp. Hàng hóa, dịch vụ trên thị trường cũng phải có xếp hạng đánh giá chất lượng... Nói chung, mọi thứ cần phải rõ ràng, thì chúng ta mới biết được tốt - kém thế nào, lỗi ở đâu mà điều chỉnh.

Vấn đề mấu chốt là ngày nay các học sinh được bao bọc quá nhiều nên mong manh, dễ vỡ. Cộng với đó là truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội bây giờ quá mạnh, nhiều trường hợp chỉ là thiểu số trong xã hội thôi nhưng dễ tác động, thao túng được số đông, thiếu dữ liệu thống kê, phân tích.

Theo tôi, trong xã hội này không có gì là giải pháp đáp ứng được mọi yêu cầu. Chỉ cần phục vụ được mục tiêu chung, theo định hướng tốt và đáp ứng được số đông thì áp dụng. Ai không theo được, mong manh, dễ vỡ thì phải đào thải, sang môi trường khác. Chứ không thể vì một vài trường hợp thiểu số mà để gây ảnh hưởng chung được. Con tôi mà học kém, tôi sẵn sàng cho sang học nghề, khỏi cần học cao hơn".

Đồng quan điểm, bạn đọc Dinhbangphân tích: "Cái gì cũng cần có thước đo để theo dõi. Việc xếp hạng học sinh không xấu, xấu là cách phụ huỳnh nhìn nhận vào nó như là bộ mặt sĩ diện của bản thân. Con tôi năm nay điểm thấp, không có nghĩa năm sau cũng thấp, kể cả trong cả quá trình học con xếp hạng thấp cũng không hẳn sau này con kém thành công hơn các bạn xếp cao hơn.

Quan trọng qua xếp hạng, cha mẹ sẽ biết năng khiếu và sở thích của con là gì để giúp phát triển chuyên sâu hơn. Một ca sĩ giỏi không hẳn phải cần 8 điểm Toán hay Văn... Riêng cấp tiểu học, tôi nghĩ chỉ nên xếp hạng top 10 học sinh có điểm cao nhất lớp là đủ, còn chi tiết từng môn sẽ có bản đánh giá riêng gửi cho từng phụ huynh".

"Tôi thấy việc xếp hạng hoàn toàn không sai. Cái sai là ở chỗ phụ huynh, nhà trường phản ứng như thế nào với bảng xếp hạng đó? Một phản ứng tích cực sẽ mang lại hiệu quả tốt, thúc đẩy thi đua. Ngược lại, phản ứng chưa tốt, hành động chưa hợp lý sẽ tạo thành áp lực và ảnh hưởng tiêu cực tới học sinh. Vậy nên, thiết nghĩ, phụ huynh nên cố gắng hơn ở việc kiểm soát bản thân, đồng hành với con để hướng dẫn, cùng con giải quyết vấn đề cũng như có thể hiểu hơn về kỳ vọng của nhau", độc giả Giangutenói thêm.

>> Động lực ảo từ việc xếp thứ hạng học sinh theo điểm số

Trong khi đó, với quan điểm trái chiều bạn đọc Hanhbày tỏ nỗi lo lắng khi xếp hạng học sinh: "Mỗi con người đều có khả năng riêng, và không ai giỏi tất cả. Vì vậy, việc đánh giá năng lực chỉ dựa vào một vài môn học ở trường học chỉ có tính tương đối. Quan trọng là người lớn phải quan tâm, nhận biết khả năng của từng học sinh xem mỗi em mạnh - yếu ở khía cạnh nào để có sự khuyến khích động viên, chia sẻ chứ đừng có thái độ vùi dập, làm tổn thương con trẻ. Cần đồng cảm và thấu hiểu để các con có cơ hội và sự tự tin phát triển thế mạnh riêng của bản thân mình".

Nhấn mạnh tính cấp thiết của việc bỏ xếp hạng học sinh, độc giả Sơn Lêbình luận: "Nên bỏ xếp hạng, khen thưởng này nọ. Ai từng rơi vào cảnh thấy con cháu mình không muốn đi học nữa chỉ vì xếp hạng thấp sẽ hiểu. Cuối năm, tôi không muốn vào mạng xã hội vì thấy phụ huynh khoe con quá nhiều. Người lớn hãy bớt làm tổn thương những đứa trẻ ngây thơ.

Khen thưởng thì vui đấy nhưng nhìn ánh mặt những đứa trẻ buồn bã còn lại thì sao? Con tôi học rất tốt nhưng lại bị cô giáo truyền bá tư tưởng chê các bạn học yếu. Tôi có giải thích cỡ nào thì con vẫn khăng khăng 'cô nói trên lớp là bạn đó học yếu chứ con có nói đâu'. Tôi thấy quá tàn nhẫn với những đứa trẻ ngây thơ. Tôi thích các con ra khỏi lớp chỉ có những nụ cười".

Nói về sự cần thiết của việc bỏ xếp hạng học sinh, bạn đọc Hienpxkết lại: "Thực tế cho thấy, nếu một xã hội có càng nhiều cá nhân giỏi trong từng lĩnh vực của họ thì sẽ càng phát triển. Và hiện nay có nhiều lĩnh vực cho thấy kiến thức và kỹ năng của nền giáo dục phổ thông đóng góp rất hạn chế. Chương trình giáo dục của Việt Nam chủ yếu chú trọng việc học các môn tự nhiên như: Toán, Lý, Hóa... Các môn học khác như âm nhạc, hội họa, thể thao... chỉ được xếp là môn phụ hoặc có cũng được, không có cũng không sao.

Thậm chí, trong các môn học tự nhiên cũng có sự thiên lệch nhất định. Ví dụ các môn Sử, Địa Lý, Văn... sẽ không được coi trọng bằng Toán, Lý, Hóa. Các học sinh học tốt các môn tự nhiên sau này chưa chắc đã thành công và nổi tiếng hơn các em còn lại ở các lĩnh vực khác như âm nhạc, hội họa, thể thao... Vậy thì dựa vào đâu mà nói em này là học sinh này dở hơn học sinh kia?

Ở các nước tiên tiến trên thế giới, kiến thức phổ thông bao quát trên nhiều lĩnh vực và họ chỉ đánh giá A, B, C thay vì điểm số. Việc đánh giá này ngoài việc đảm bảo học sinh sau khi tốt nghiệp được trang bị một lượng kiến thức dàn trải tối thiểu đầy đủ để vào đời còn mang tính định hướng nghề nghiệp qua việc thể hiện các môn có điểm A. Nói tóm lại, bảng điểm của học sinh chỉ để áp dụng để định hướng cho chính bản thân các em học sinh đó. Không phải là cái để mang ra so sánh với các học sinh khác rồi quy kết em này học dở hơn em kia, từ đó sinh ra các hệ lụy về mặt xã hội".

Việt Thànhtổng hợp

>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap