Sẹo lồi thường phát triển vượt qua ranh giới của vết thương ban đầu và lan sang vùng da bình thường lân cận. Sẹo lồi không gây hại cho sức khỏe nhưng cũng gây ngứa,ếhệmớikhắctinhcủanhữngvếtsẹolồiđángghévụ bé trai rơi xuống trụ bê tông mới nhất căng tức khiến người bệnh khó chịu. Đặc biệt, chúng còn gây mất thẩm mỹ, nhất là ở những vị trí "mặt tiền" dễ nhìn thấy nhất khiến người bệnh mất tự tin.
Sẹo lồi hình thành bởi sự phát triển quá mức và dày đặc chất collagen ở lớp bì và dưới da trong quá trình hồi phục vết thương; thường không tự giảm, mà có khuynh hướng phát triển trở lại sau khi cắt đi.
Sẹo lồi thường xuất hiện ở các vùng da: vùng 1/3 ngoài của mặt, phần cổ dưới, phần ngực trên (vùng trước xương ức), bụng, quanh các khớp xương (khuỷu tay, đầu gối…) và thường gặp sau phẫu thuật căng da mặt, đặt túi ngực, cắt mổ bụng; sau phẫu thuật bướu cổ, tim, dạ dày, ruột thừa, phẫu thuật "bắt con"; sau tai nạn gây rách da…
Đặc điểm của sẹo lồi ai cũng cần biết để điều trị càng sớm càng tốt
Theo chuyên gia da liễu Quỳnh Giao (Trung tâm điều trị và chăm sóc da Acclear), sẹo lồi có một số đặc điểm giúp các bạn có thể nhận biết như:
Tại vị trí vết thương đã khép miệng nhưng trên bề mặt có màu hồng hay đỏ và không đàn hồi. Vị trí làn da có cục gồ lên, căng bóng, sờ cứng. Vết sẹo lồi còn gây nên cảm giác căng, ngứa ngáy khó chịu khi chạm vào. Vùng da sẹo lồi ngày càng phát triển và mô sẹo lớn hơn theo thời gian.
Những phương pháp điều trị sẹo lồi hiệu quả đang được chuyên gia áp dụng
1. Điều trị sẹo lồi bằng phẫu thuật
Một trong những cách trị sẹo lồi là phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi. Thời gian điều trị ngắn chỉ cần thực hiện một lần sau khi đã được gây mê mà không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên phẫu thuật cắt sẹo lồi có thể gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và sẹo có thể bị lồi lại. Chi phí điều trị sẹo lồi bằng phẫu thuật cũng khá cao. Do đó, bạn nên gặp bác sĩ tư vấn trước khi thực hiện.
2. Tiêm corticosteroid
Hiệu quả cao và phù hợp với những vết sẹo lồi có kích thước nhỏ. Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm từ 1 - 4 lần và mỗi lần cách nhau 4 - 6 tuần với hiệu quả làm xẹp sẹo lồi cao từ 70 - 80%. Theo các bác sĩ, sau khi tiêm sẹo lồi đã xẹp cần kết hợp sử dụng miếng dán silicone hay gel silicone để đạt hiệu quả và ngăn ngừa tái phát.
3. Phẫu thuật lạnh trị sẹo lồi
Thủ thuật được hiểu là đông lạnh vết sẹo bằng nitrogen lỏng (-196 độ) và phá hủy các tế bào cùng mao mạch. Khi thiếu ô xy thì mô sẹo sẽ bị hoại tử, bong tróc và xẹp xuống. Trị sẹo lồi bằng phương pháp phẫu thuật lạnh thường diễn ra từ 8 - 10 lần điều trị. Hiệu quả từ 50 - 70% và nếu kết hợp tiêm steroid thì hiệu quả cao hơn đạt khoảng 84%.
4. Điều trị sẹo lồi bằng laser
Một số loại laser thường được sử dụng trong điều trị sẹo lồi như: laser CO2, laser neodymium, laser "xung nhuộm màu tia" PDL (Vbeam Prima), laser lạnh (UltraClear)…
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Anh Tú - nguyên Tổng thư ký Hội Phẫu thuật Thẩm mỹ TP.HCM, nguyên giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch: "Không thể làm sẹo lồi mất hẳn nhưng các công nghệ laser thế hệ mới phù hợp như laser "xung nhuộm màu tia" (PDL) có thể giúp nhanh chóng thu hẹp kích thước và độ dày của sẹo, làm cho sẹo mềm hơn, ít đau, ít ngứa hơn và đặc biệt là làm giảm nhanh màu đỏ của sẹo, đưa da nhanh chóng trở về màu sắc bình thường, cải thiện sẹo trông đẹp hơn… Lưu ý thêm là nên chiếu laser ngay sau khi vết thương mới vừa lành (vùng da cần điều trị vẫn còn màu đỏ) sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, thay vì để sẹo lành hẳn rồi mới điều trị như quan niệm trước đây".
Laser "xung nhuộm màu tia" (PDL), thế hệ mới nhất là Vbeam Prima với bước sóng 585 - 595 nm có thể hủy các vi mạch máu tăng sinh nuôi dưỡng và giảm dần kích thước cũng như độ dày của sẹo. Đây là công nghệ được ưa chuộng nhất hiện nay vì ít đau, hạn chế tác dụng phụ và không cần thời gian nghỉ dưỡng sau điều trị.
Điều trị sẹo bằng laser cần kiên trì và tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ để đạt hiệu quả cao. Đối với các sẹo hình thành đã lâu, tùy tình trạng sẹo, bác sĩ điều trị có thể kết hợp nhiều loại laser như: laser xung nhuộm màu tia (Vbeam Prima), laser lạnh (UltraClear)… Ngoài ra, có thể kết hợp thêm phương pháp tiêm thuốc trị sẹo lồi, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn, đưa vitamin C vào vùng sẹo thâm để làm sáng, đều màu...
Ngoài điều trị sẹo lồi, laser Vbeam Prima thế hệ mới còn được ứng dụng để chữa một số vấn đề da như: các tổn thương mạch máu, bớt đỏ, chứng giãn mạch ở mặt và chân, trứng cá đỏ, u máu, chứng "da lốm đốm", rạn da, trẻ hóa da...
Cách chăm sóc da sau điều trị sẹo bằng laser
Sau khi điều trị sẹo lồi bằng phương pháp laser, yếu tố chăm sóc da đóng vai trò quan trọng giúp đẩy nhanh hiệu quả. Những lưu ý chăm sóc da sau điều trị sẹo bằng laser như sau:
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng kem chống nắng bảo vệ làn da khỏi tác động của tia UV.
- Sử dụng sản phẩm dịu nhẹ, không gây kích ứng. Hạn chế sử dụng mỹ phẩm chứa hóa chất mạnh để tránh gây ra tình trạng kích ứng hoặc làm suy yếu quá trình phục hồi của da.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
Bài viết với sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ Trần Thị Anh Tú (Thẩm mỹ viện Bác sĩ Tú)
Hình ảnh: TMV BS Tú và Trung tâm trị mụn Acclear cung cấp