Vietjet Air

Trước khi đến Nhật Bản, Monica Humphries sẽ giật mình co rúm người lại nếu cảm thấy phần nhựa trên b gaigoi18

【gaigoi18】Du khách Mỹ mê mẩn nhà vệ sinh Nhật Bản

Trước khi đến Nhật Bản,áchMỹmêmẩnnhàvệsinhNhậtBảgaigoi18 Monica Humphries sẽ giật mình co rúm người lại nếu cảm thấy phần nhựa trên bồn cầu "ấm ấm", vì đó là dấu hiệu có người vừa sử dụng trước cô. Nhưng bồn cầu ở Nhật được sưởi ấm nhờ các thiết bị hiện đại lắp đặt trong nhà vệ sinh. Do đó nữ du khách Mỹ có thể thoải mái sử dụng mà không cần lo lắng.

Vòi xịt gắn liền với bồn cầu cũng là thứ gây ấn tượng với cô. Nhà vệ sinh trong khách sạn sang trọng đến quán bar bình dân đều có vòi xịt. Monica tự hỏi tại sao một thứ hữu dụng như thế lại không có ở mọi nơi trên thế giới. Thứ cô tìm kiếm đầu tiên sau khi đến Tokyo không phải nhà hàng ngon hay thông tin vé xe buýt mà là giá của chiếc vòi xịt hữu ích này. Monica muốn mua một chiếc về để gắn trong phòng vệ sinh nhà mình vì tại Mỹ thứ này không phổ biến.

Nhà vệ sinh tại Nhật Bản được Monica chụp lại. Ảnh: Insider

Một nhà vệ sinh tại Nhật Bản, ảnh do Monica chụp. Ảnh: Insider

Tại nhà vệ sinh trong khách sạn sang trọng, Monica còn thấy các loại máy tạo tiếng ồn trắng (âm thanh gồm nhiều tần số nhưng cùng cường độ, có tác dụng giảm stress, tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu và tập trung hơn), máy khử mùi không khí, đèn ngủ.

Bill Strang, giám đốc chiến lược doanh nghiệp và thương mại điện tử của một công ty Nhật Bản tại Mỹ cho biết người Nhật rất ưu tiên việc tắm rửa và sự sạch sẽ. Nhà vệ sinh của họ thể hiện điều đó.

Tại New York và Denver, Mỹ, một số nhà vệ sinh công cộng trông rất lộn xộn. Nhà vệ sinh của các quán bar, nhà hàng có rác thải trên sàn, hình vẽ bậy trên tường và mùi khó chịu. Tại Nhật, ở các ga tàu điện ngầm, Monica hầu như không nhìn thấy phòng vệ sinh nào bẩn thỉu.

Monica bước vào một nhà vệ sinh công cộng tại Nhật. Ảnh: Insider

Monica bước vào một nhà vệ sinh công cộng tại Nhật. Ảnh:Insider

Ngoài việc sử dụng để "giải quyết nỗi buồn", người Nhật còn biến nhà vệ sinh thành nơi thư giãn. Monica nhận ra nhiều ngôi nhà, chung cư Nhật có ít nhất hai nhà vệ sinh. Phòng đầu tiên có vòi xịt, bồn cầu, hoàn toàn riêng biệt với nhà vệ sinh thứ hai dùng để tắm, được trang bị vòi sen, bồn tắm. Ngay cả khi sống trong không gian nhỏ, người Nhật vẫn ưu tiên chăm chút phòng tắm của ngôi nhà.

Ở Tokyo, Monica rất thích thú khi bồn tắm có các nút điều khiển cho phép cô thiết lập chế độ nhiệt cho nước trong bồn một cách chính xác. "Tôi có thể cài đặt thời điểm nước xả đầy bồn theo ý muốn", cô nói. Và điều này hoàn toàn khác biệt. Ở Mỹ, Monica không có phòng tắm hơi như ở Nhật, phải tự điều chỉnh vòi để chuyển đổi chế độ nóng - lạnh.

"Vì vậy, tôi vẫn nghĩ về phòng tắm của đất nước này nhiều tháng sau chuyến du lịch", Monica nói.

Anh Minh(TheoInsider)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap