Vietjet Air

Sinh viên tổ chức cuộc chơi về gia vị Việt cho s̐ rồng bạch kim

【rồng bạch kim】Sinh viên tạo ra 'sản phẩm' khi kết thúc môn học

Khi sinh viên tổ chức hẳn cuộc chơi về gia vị - Ảnh 1.

Sinh viên tổ chức cuộc chơi về gia vị Việt cho sản phẩm cuối kỳ môn học sự kiện và yến tiệc

NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

 "Cuộc chơi gia vị Việt"

Nhóm sinh viên khoa Quản trị du lịch-khách sạn, Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM (UEF) đã tổ chức  sự kiện "Cuộc chơi gia vị Việt" tại một nhà hàng ở khu Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM đầu tháng 11.2023 vừa qua. Đây cũng chính là sản phẩm cuối kỳ môn sự kiện và yến tiệc của sinh viên năm 3. Chương trình thu hút đông đảo thực khách tới tham gia và cho mọi người nhiều cảm nhận thú vị.

Như những người đã đi làm thực thụ, các sinh viên năm 3 của UEF đứng ra tổ chức sự kiện, cùng nâng tầm ẩm thực Việt bằng cách phục vụ món ăn theo hướng vừa sang trọng vừa truyền thống. Các món ăn được phía nhà hàng hỗ trợ, có sự kết hợp đặc biệt giữa những nguyên liệu, gia vị Việt...

Khi sinh viên tổ chức hẳn cuộc chơi về gia vị - Ảnh 2.

Sinh viên năm 3 được thực hành những kiến thức đã học trong một sự kiện thú vị về gia vị

HUYỀN TRÂN

Khi sinh viên tổ chức hẳn cuộc chơi về gia vị - Ảnh 3.

Những phương pháp thực hành sáng tạo

Phạm Thúy Liễu (sinh viên năm 4, khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) chia sẻ: "Đa số các môn học của ngành tôi, giảng viên đều ưu tiên làm sản phẩm thực hành lấy điểm chứ không thi lý thuyết nhiều. Vì thế, tôi được tiếp xúc với tác nghiệp thực tế từ sớm. Điều đó giúp tôi làm quen, thích nghi với công việc tương lai, đồng thời nâng cao kinh nghiệm bản thân".

Đặc biệt, ở môn tổ chức sự kiện, theo Thúy Liễu, bài cuối kỳ của môn này là sinh viên phải tổ chức một sự kiện hoàn chỉnh theo nhóm. Tất cả các khâu từ lên ý tưởng, nội dung, kịch bản đến liên hệ xin tài trợ doanh nghiệp, mời khách mời, truyền thông… đều do sinh viên tự thực hiện.

Sinh viên ngành giáo dục học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cũng được tạo điều kiện trải nghiệm và đánh giá môi trường giáo dục thực tiễn từ năm 2. 

"Với mục tiêu học tập lý thuyết giảng dạy và đánh giá phương pháp dạy học thực tế, sinh viên được trường cấp giấy giới thiệu để xin vào dự giờ các lớp học tại trường phổ thông. Bài đánh giá này sẽ tính vào điểm giữa kỳ môn giáo dục học. Nếu không tìm được trường để xin vào, khoa và trường sẽ hỗ trợ liên hệ các trường phổ thông để sinh viên đến khảo sát", Đ.P.U (sinh viên năm 2, ngành giáo dục học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho biết.

Khi sinh viên tổ chức hẳn cuộc chơi về gia vị - Ảnh 5.

Sinh viên chạy chương trình sự kiện cuối kỳ môn tổ chức sự kiện

HUYỀN TRÂN

Đưa sinh viên đến gần doanh nghiệp hơn

Bên cạnh việc áp dụng phương thức thực hành sáng tạo vào chương trình, một số trường ĐH còn hợp tác cùng doanh nghiệp nhằm nâng cao sự gắn kết giữa sinh viên với nhà tuyển dụng tương lai.

Có thể thấy, UHub Network - kênh thông tin kết nối doanh nghiệp, nhà trường và sinh viên, trực thuộc Phòng Công tác sinh viên, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) - thường xuyên kết hợp tổ chức các buổi Company Tour. Đây là hoạt động tham quan công ty nhằm tạo cơ hội khám phá môi trường làm việc chuyên nghiệp tại các doanh nghiệp lớn cho sinh viên.

Gần đây nhất, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) có chuyến tham quan tại Lazada Logistics Park và nhà máy Nestlé Trị An. Thông qua đó, sinh viên có cơ hội trò chuyện, nghe chia sẻ từ các nhà lãnh đạo có chuyên môn cao, trang bị kiến thức cần thiết để chinh phục mục tiêu sự nghiệp tương lai.

Song song cùng nhà trường, các câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm cũng tích cực mang đến nhiều cơ hội tiếp xúc thực tế cho sinh viên tham gia.

P.T.T (sinh viên năm nhất, ngành quan hệ công chúng, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho hay: "Các anh, chị trong CLB thường chia sẻ những công việc làm thêm đúng với ngành học. Nếu có nguyện vọng, họ sẽ hỗ trợ để sinh viên có thể làm thêm đúng chuyên ngành ngay từ năm nhất. Ngoài ra, tôi nhận thấy việc chạy các chương trình, sự kiện ở trường tổ chức cũng giúp tôi học thêm nhiều kinh nghiệm", T. nói.

Đồng quan điểm, Bùi Trí Dũng, sinh viên năm 4, khoa Kỹ thuật y sinh, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), thích tìm hiểu, học hỏi về chứng khoán và đã nhận được cơ hội tham quan công ty cổ phần Chứng khoán SSI khi tham gia một chương trình của FESE (sàn giao dịch chứng khoán ảo). FESE là một CLB trực thuộc Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM).

Nhà trường và doanh nghiệp cần liên kết giúp sinh viên bộc lộ tài năng

Tiến sĩ Ngô Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM (UEF), cho biết: "Nhà trường luôn đầu tư tạo môi trường 'học' và 'hành' sát thực tế nhất cho sinh viên. Tuy nhiên, sự thay đổi của thực tiễn và xu hướng thời đại diễn ra liên tục, dù nhà trường cố gắng mô phỏng đến mấy thì vẫn đi chậm hơn so với thực tế. Vì vậy, cần triển khai các mô hình liên kết nhà trường với doanh nghiệp để cùng kết hợp mang đến cho sinh viên môi trường học và hành có tính thực tiễn cao, cập nhật nhanh chóng xu hướng thời đại", thầy Hải chia sẻ tại sự kiện "Cuộc chơi gia vị Việt" do chính sinh viên thực hiện.

Khi sinh viên tổ chức hẳn cuộc chơi về gia vị - Ảnh 7.

Tiến sĩ Ngô Minh Hải

NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

Tiến sĩ Hải nhận định: "Sinh viên bây giờ rất tài năng, rất giỏi và luôn nỗ lực, luôn muốn được trải nghiệm, được học hỏi. Bởi thế, tôi nghĩ nhà trường và doanh nghiệp nên tạo cơ hội để sinh viên trải nghiệm từ sớm. Từ đó có thể nhìn rõ năng lực, thấy được tài năng của các bạn bộc lộ".

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap