Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe,àymớivớitintứcsứckhỏeTácdụngcủagừngkếthợpvớihànhtâtinh lạc ngưng thành đường thuyết minh bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Thêm nhiều lợi ích từ trái kiwi; 4 thay đổi về lối sống giúp giảm nguy cơ tái phát đau tim; Đạp xe nhiều có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới không?...
5 lát gừng và nửa củ hành tây giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm
Trong các biện pháp tự nhiên để điều trị cảm lạnh, có một cách cực kỳ hiệu quả, bạn có thể thử: Đó là trà gừng và hành tây.
Trà gừng và hành tây có thể giúp giảm các triệu chứng cảm, như đau nhức cơ thể, sốt, ớn lạnh, nghẹt mũi, giúp bạn nhanh phục hồi.
Hầu hết mọi người đều khỏi cảm lạnh thông thường trong vòng một tuần đến 10 ngày. Nhưng nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc bị khó thở, nhịp tim nhanh, ngất xỉu hoặc gặp triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đi khám.
Trà ấm có thể giúp làm dịu các triệu chứng và làm giảm tình trạng nghẹt mũi. Đặc tính chống oxy hóa và hydrat hóa của món trà này có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, hành tây có chứa loại polyphenol gọi là quercetin, có tác dụng giảm nhiễm trùng. Chất này còn có đặc tính tăng cường miễn dịch, chống viêm và kháng virus.
Theo Trung tâm Y tế Đại học Rochester (Mỹ), đặc tính chống viêm của quercetin có thể giúp giảm bớt các triệu chứng đau họng hoặc chảy nước mũi. Hành tây cũng rất giàu vitamin C, cung cấp khoảng 13% mức khuyến nghị hằng ngày. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch và cũng có thể giúp tái tạo các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy gừng có đặc tính chữa bệnh, có thể giúp giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh hoặc đau họng, giảm tắc nghẽn, giảm viêm. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trêntrang sức khỏe ngày 14.12.
Thêm nhiều lợi ích từ trái kiwi
Kiwi cung cấp chất xơ, vitamin C, vitamin K, đồng và nhiều khoáng chất khác.
Bà Chelsea Rae Bourgeois, chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Mỹ, cho biết kiwi có thể hỗ trợ giảm cân, kiểm soát lượng đường trong máu, tăng cường sức khỏe miễn dịch, tiêu hóa, tim và mắt.
Hỗ trợ tiêu hóa. Kiwi chứa chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Cụ thể, chất xơ hòa tan giúp hệ vi sinh vật trong đường ruột khỏe mạnh. Chất xơ không hòa tan giúp duy trì nhu động ruột đều đặn.
Theo các nghiên cứu, kiwi cũng có tác động tích cực đến các tình trạng như tiểu đường, hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh tim mạch và trầm cảm.
Cung cấp vitamin C. Kiwi chứa vitamin C, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương oxy hóa do các gốc tự do.
Một quả kiwi cung cấp 64 miligram vitamin C, chiếm 71% lượng vitamin C khuyến nghị hằng ngày đối với nam giới và 85% đối với phụ nữ.
Hỗ trợ sức khỏe tim. Bên cạnh việc tập thể dục thường xuyên, một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm kiwi giúp duy trì huyết áp khỏe mạnh. Các nghiên cứu còn chỉ ra tiêu thụ kiwi hằng ngày sẽ làm giảm tổng lượng cholesterol và chất béo trung tính. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 14.12.
Sau cơn đau tim: 4 thay đổi về lối sống giúp giảm nguy cơ tái phát
Đau tim là tình trạng nguy hiểm và có thể gây tử vong. Nếu may mắn qua khỏi thì người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát. Một số điều chỉnh trong lối sống thực sự có thể giúp giảm nguy cơ này.
Các thống kê ở Mỹ cho thấy khoảng 25% số ca đau tim nước này là những trường hợp tái phát và đã từng bị đau tim trước đó. Có nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến tái phát đau tim.
Yếu tố đầu tiên là thói quen sinh hoạt và các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như huyết áp cao và mỡ bụng nhiều. Chính các yếu tố này đã dẫn đến cơn đau tim đầu tiên. Một yếu tố khác là di truyền.
May mắn là có nhiều cách giúp một người bị đau tim có thể ngăn chặn tình trạng này tái phát. Để làm được điều đó, mọi người cần thực hiện những thói quen sau:
Vận động nhiều hơn. Các chuyên gia khuyến cáo sau cơn đau tim, tập thể dục đúng cách là điều mấu chốt để hồi phục sức khỏe tim mạch. Không những vậy, tập thể dục còn có tác dụng giảm căng thẳng, chán nản, lo âu, đồng thời giúp ngủ ngon và ngủ sâu hơn. Tất cả yếu tố này không chỉ cải thiện tim mạch mà còn là sức khỏe tổng thể.
Thay đổi chế độ ăn. Để phòng ngừa đau tim cũng như ngăn bệnh tái phát, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần hạn chế ăn các món có nhiều đường, tinh bột trắng và chất béo có hại. Đồng thời, hãy thay thế các món này bằng rau củ, trái cây, các loại quả hạch, đậu và ngũ cốc nguyên hạt cùng cùng với cá, thịt nạc giàu protein và sữa ít béo. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏeđể xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!