Vietjet Air

Chiều 25.10, Quốc hội đã công bốkết quả l̐ giá xe máy

【giá xe máy】Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được dùng làm gì?

Chiều 25.10,ếtquảlấyphiếutínnhiệmđượcdùnglàmgìgiá xe máy Quốc hội đã công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm với người giữ các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Đây là lần lấy phiếu tín nhiệm định kỳ, được tiến hành vào năm thứ 3 của nhiệm kỳ Quốc hội. 

Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành trong cả hệ thống chính trị, theo Quy định 96 của Bộ Chính trị ban hành đầu năm 2023.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được sử dụng làm gì? - Ảnh 1.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn tại kỳ họp 6 Quốc hội XV

GIA HÂN

Tới kỳ họp giữa năm vừa qua, trên cơ sở Quy định 96, Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết 96 quy định riêng về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với người giữ các chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn. 

Việc lấy phiếu tín nhiệm ngày 25.10 là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm theo các quy định mới của Bộ Chính trị và Quốc hội. 

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm: Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng nhiều phiếu tín nhiệm cao nhất

Về cách thức, việc lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn được tiến hành tại kỳ họp Quốc hội bằng cách bỏ phiếu kín với các mức độ: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội cũng là kết quả lấy phiếu tín nhiệm duy nhất được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm với các lãnh đạo tại cơ quan, đơn vị khác trong hệ thống chỉ được công khai trong phạm vi hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.

Không ai tín nhiệm thấp nhiều hơn 50%

Theo Nghị quyết 96, mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND.

Cùng đó là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm cũng là cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.

Nghị quyết 96 quy định rõ: kết quả lấy phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

So với các quy định trước đó, Quy định 96 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 96 của Quốc hội có đổi mới quan trọng: là quy định kết quả lấy phiếu là cơ sở quan trọng trong đánh giá, quy hoạch, sử dụng cán bộ chứ không còn là thông tin để "tham khảo" như trước đây.

Các quy định mới về việc lấy phiếu tín nhiệm cũng quy định chặt hơn về hệ quả đối với người lấy phiếu tín nhiệm so với trước đây. 

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được sử dụng làm gì? - Ảnh 2.

Quốc hội thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm chiều 25.10

GIA HÂN

Cụ thể, trong trường hợp người được lấy phiếu có quá nửa (50%) đến dưới 2/3 tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức; trường hợp không xin từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" trở lên thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Theo quy định này, tại lần lấy phiếu tín nhiệm hôm qua 25.10, không ai có số phiếu tín nhiệm thấp cao hơn 50% để Quốc hội thực hiện các quy trình tiếp theo. 

Tại phiên lấy phiếu tín nhiệm vừa qua, cũng có khá nhiều người có số phiếu tín nhiệm cao thấp hơn 50%. Chẳng hạn như Bộ trưởng KH-CN Huỳnh Thành Đạt chỉ đạt 38,96% tổng số phiếu hợp lệ; Bộ trưởng VH-TT-DL chỉ đạt 45,53% tổng số phiếu hợp lệ; Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên với 47,81% tổng số phiếu hợp lệ; Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng với 49,48% tổng số phiếu hợp lệ; Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan chỉ đạt 49,90% tổng số phiếu hợp lệ.

Cơ hội để nhìn nhận lại hoạt động của mình

Ông Trịnh Xuân An, Ủy ban chuyên trách Ủy ban Quốc phòng - An ninh, cho rằng lấy phiếu tín nhiệm với một bộ trưởng không chỉ là đánh giá cá nhân bộ trưởng đó, mà đằng sau là sự kỳ vọng, mong muốn của hệ thống với cả ngành, cả lĩnh vực đó. 

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ có người cao, người thấp, song ngay cả việc tín nhiệm thấp cũng là cơ hội để từng người đánh giá, nhìn nhận lại hoạt động của mình, còn người có tín nhiệm cao cũng có sức ép phải làm tốt hơn, phấn đấu nhiều hơn.

"Lấy phiếu tín nhiệm ngoài thực hiện theo quy định và quy trình, thủ tục, còn là cơ hội để nhìn nhận lại công tác cán bộ và tạo nên một xung lực mới, không chỉ với các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm, việc này còn lan tỏa trong cả đội ngũ cán bộ, từ đó góp phần nâng cao trách nhiệm và tinh thần của cả hệ thống", ông Trịnh Xuân An nhấn mạnh.

Cạnh đó, ông Trịnh Xuân An cho rằng, lần lấy phiếu tín nhiệm này diễn ra trong bối cảnh đặc biệt hơn so với những lần trước, khi vấn đề cán bộ né tránh trách nhiệm, sợ sai đang diễn ra phổ biến và yêu cầu về sự "dám nghĩ dám làm" của cán bộ đang được đặt ra. 

Do đó, ông An kỳ vọng qua đợt lấy phiếu tín nhiệm này sẽ tạo được tính lan tỏa trong việc thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức, đặc biệt nâng cao tinh thần dám nghĩ dám làm, xử lý những việc khó, những điều mà đất nước và nhân dân kỳ vọng.

Xem nhanh 12h ngày 26.10: Thời sự toàn cảnh

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap