Vietjet Air

Lê Thị Huyền (30 tuổi, quê Nghệ An) quen chàng trai Hàn Quốc Jung Young Ho năm 2019 trong một lần an phàn trị hân

【phàn trị hân】Con dâu Việt được mẹ chồng Hàn Quốc cưng như con gái

Lê Thị Huyền (30 tuổi,âuViệtđượcmẹchồngHànQuốccưngnhưcongáphàn trị hân quê Nghệ An) quen chàng trai Hàn Quốc Jung Young Ho năm 2019 trong một lần anh sang Việt Nam du lịch. Hợp tính nhau nên sau đó cả hai thường xuyên trò chuyện dù mỗi người mỗi phương. Họ chính thức yêu xa sau vài tháng quen biết.

Suốt thời gian này, Jung Young Ho thường kể về bạn gái với mẹ - bà Bong Yul, ở thành phố Yangju. Biết con trai yêu cô gái Việt, ban đầu bà rất cũng trăn trở về khoảng cách địa lý nhưng sau thấy các con thật lòng, bà lại ủng hộ.

"Thời điểm tôi bị viêm phổi nặng, phải điều trị dài ngày, mẹ thường xuyên nhắn tin động viên. Ngày nào bà cũng chúc tôi nhanh khỏe để sang Hàn Quốc tổ chức đám cưới", Huyền kể.

Thấy bà Bong Yul yêu thương con gái mình, mẹ ruột Huyền từ chỗ phản đối cuộc hôn nhân chuyển sang đồng tình bởi bà nghĩ "một người mẹ tốt ắt hẳn sẽ có người con trai tốt".

Lê Thị Huyền và mẹ chồng, bà Bong Yul trong ngày cưới được tổ chức tại Hàn Quốc, năm 2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Lê Thị Huyền và mẹ chồng, bà Bong Yul trong ngày cưới được tổ chức tại Hàn Quốc, năm 2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tháng 8/2020, Huyền và Jung Young Ho đăng ký kết hôn, vài tháng sau cô gái Việt sang Hàn Quốc tổ chức hôn lễ. Làm dâu xứ người, ban đầu Huyền lo lắng bởi khác biệt ngôn ngữ, lối sống có thể khiến mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu căng thẳng. Nhưng sự lo ngại của cô được xóa bỏ ngay từ ngày đầu bước chân vào nhà chồng.

Ngày Huyền đáp máy bay đến Hàn Quốc, từ 5h sáng đông đủ thành viên gia đình nhà chồng đã đừng chờ chào đón cô ở sân bay. Về đến nhà riêng, ấn tượng đầu tiên của cô gái Việt là được mẹ chồng chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cá nhân, từ dầu gội, sữa tắm, khăn tắm đến băng vệ sinh. "Đầy ắp một tủ", cô nhớ lại.

Thời điểm đó, dịch Covid-19 mới bùng phát nên Huyền phải cách ly hai tuần. Những ngày con dâu không thể ra ngoài, bà Bong Yul tự tay nấu nướng rồi lái xe 20 phút mang sang. Mỗi bữa cơm là một món khác nhau để Huyền ăn thử. Món nào cô thích mẹ chồng ghi nhớ để nấu lần sau, món không thích sẽ loại khỏi thực đơn.

"Ngày nào đưa đồ ăn, mẹ cũng gọi tôi ra ban công trò chuyện. Ngoài dặn dò, chủ yếu bà quan sát sắc mặt có mệt hay đau ốm gì không để lựa cách chăm sóc", Huyền kể.

Nhằm giúp con dâu giao tiếp tốt tiếng Hàn, bà Bong Yul thường lái xe đưa Huyền đi chơi, mua sắm, làm đẹp. Bà giới thiệu cho cô văn hóa bản địa, cách chào hỏi đi đứng theo phong tục địa phương. Vốn từ vựng của Huyền chưa nhiều, để diễn tả kỹ càng hơn, hai mẹ con phải dùng phần mềm hỗ trợ dịch dù đứng cạnh nhau. Nếu không thể hiểu hết, họ lại vận dụng ngôn ngữ cơ thể, dù vậy chưa bao giờ gây hiểu nhầm.

Nhưng vẫn có lúc xuất hiện tình huống dở khóc, dở cười. Khi mới sang Hàn Quốc, Huyền thấy trong tủ lạnh có nhiều hộp kim chi mẹ chồng chuẩn bị sẵn. Mở ra thấy vị chua nên cô nghĩ đã hỏng, đổ bỏ hết mà không biết loại này để bà Bong Yul dùng nấu canh. Được chồng giải thích, Huyền hối hận, sợ mẹ chồng giận.

"Khi anh Young Ho gọi điện, mẹ không những không rầy la mà dặn anh không được mắng vợ vì sợ tôi buồn", Huyền kể.

Bà Bong Yul chăm hai cháu nội trong ngày đầu con dâu xuất viện về nhà sau khi sinh bé thứ hai, tháng 9/2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bà Bong Yul chăm hai cháu nội trong ngày đầu con dâu xuất viện về nhà sau khi sinh bé thứ hai, tháng 7/2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sau nửa năm kết hôn, biết Huyền mang thai, bà Bong Yul tự lựa chọn, mua sắm rồi sắp xếp từng bộ quần áo, đồ chơi, bỉm tã cho cháu. Đồ dùng cho mẹ bầu, phụ nữ sau sinh cũng một tay bà chuẩn bị cho con dâu. Mỗi khi con trai bận, bà lại xung phong đưa con dâu đi khám thai.

Lần mang bầu đầu tiên, Huyền nghén nặng. Biết cô thèm ăn đồ Việt, mẹ chồng tự học một số món như trứng chưng hay bắp cải xào bằng cách quan sát con dâu làm rồi học theo.

Ngày con dâu và cháu nội về nhà, bà Bong Yul chuyển sang sống chung để tiện bề chăm sóc. Người mẹ nấu cơm, lau dọn nhà cửa, thức đêm cho cháu nội uống sữa để con dâu được ngủ, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh mổ. Mỗi khi rảnh, bà lại hướng dẫn Huyền cách thay bỉm, pha sữa, tắm giặt cho bé.

Cô dâu Việt chia sẻ, sau sinh, mẹ chồng hầu như không để cô đụng tay vào việc gì. Tất cả mọi thứ liên quan tới đồ dùng của em bé, bà cùng con trai tự tìm hiểu rồi mua. Dù vậy, chọn gì, mua gì cũng đều gửi con dâu xem trước để hỏi ý kiến. Mỗi lần các cháu ốm, bà lại một mình ở viện chăm sóc bởi sợ Huyền tiếng Hàn chưa tốt, không hiểu hết ý của bác sĩ.

Xúc động trước tình cảm của mẹ chồng, có lần Huyền hỏi sao bà lại dành hết những vất vả về mình, người mẹ Hàn Quốc cười đáp: "Sinh con đã mệt rồi, giờ hãy cố gắng chăm sức khỏe cho tốt để cùng chồng chăm bọn nhỏ".

Ngày Huyền bị Covid nhập viện điều trị, mẹ chồng đưa cháu nội qua nhà chăm sóc, hàng ngày gửi ảnh em bé động viên con dâu nhanh khỏe, đừng quá lo lắng. Tròn một năm ngày cưới, bà nhắn tin tới con dâu: "Huyền à, mẹ bận quá nên quên mất ngày cưới của con. Lần tới mẹ sẽ mua đồ ăn ngon cho con nhé. Mẹ yêu con".

Nhận được tin nhắn, Huyền rơi nước mắt vì hạnh phúc.

Cuốn sổ của bà  Bong Yul ghi chép mọi thông tin về bữa ăn, giấc ngủ của em bé để mọi người trong nhà tiện theo dõi. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cuốn sổ của bà Bong Yul ghi chép mọi thông tin về bữa ăn, giấc ngủ của em bé để mọi người trong nhà tiện theo dõi. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ở với mẹ chồng, cô con dâu Việt cũng học được cách chăm sóc trẻ chu đáo, tỉ mỉ từ bà.

Khi chăm trẻ, bà Bong Yul luôn chuẩn bị một cuốn sổ nhỏ để ghi chép mọi thông tin về giờ giấc ăn uống, sinh hoạt mỗi ngày của cháu nội. Một ngày em bé ăn lúc mấy giờ, ăn được bao nhiêu, cân nặng, ngày tiêm phòng, ngày nào mở hộp sữa và lượng sữa em bé uống mỗi ngày đều được ghi chép để mọi người trong gia đình tiện theo dõi.

Bà cũng luôn giữ sức khỏe cho các cháu, không thơm má thơm môi, mỗi khi cảm cúm sẽ đeo khẩu trang hoặc phải đợi thật khỏe mới dám bế cháu. Sách cho trẻ mua về có mùi bà thường lấy khăn ướt lau sạch từng quyển.

"Ở với bà, các cháu được chăm sóc chu đáo, nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ, cơm ngon canh ngọt. Tôi thường nói đùa, mẹ chồng như cô Tấm trong chuyện cổ tích Việt Nam bước ra vậy", Huyền chia sẻ.

Nhận được tình yêu thương của mẹ, trung thu năm 2023, vận dụng tất cả vốn tiếng Hàn học được, Huyền viết một lá thư tay gửi tới bà Bong Yul. Trong thư cô viết, cảm ơn bà đã bao dung, rộng lượng và yêu thương con dâu ngoại quốc còn nhiều thiếu sót như mình. Mẹ chồng đọc thư, nói với Huyền, chỉ cần hai vợ chồng cô yêu thương đùm bọc nhau, với bà đó đã là hạnh phúc.

Những ngày này khi bé thứ hai cứng cáp hơn, Huyền muốn học một số món Hàn từ mẹ chồng để tự nấu cho gia đình. Mỗi đêm khi hai đứa trẻ đã ngủ, mẹ chồng nàng dâu lại đứng bên bếp, cùng nhau sơ chế, nấu nướng.

"Sống với mẹ, tôi dường như chưa phải làm dâu ngày nào. Gặp ai tôi cũng nói, đây là người mẹ ruột thứ hai của mình", Huyền nói.

Hải Hiền

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap