Vietjet Air

Dấu ấn của tướng Nguyễn Tri PhươngTác giả quaanhdao

【quaanhdao】Đi tìm cổ thành: Công trình phòng thủ đầu tiên ở Sơn Trà

Dấu ấn của tướng Nguyễn Tri Phương

Tác giả Lê Thí khi đề cập đến Hệ thống phòng thủ ở Sơn Trà dưới thời nhà Nguyễnđã đưa ra nhận định việc phòng thủ Đà Nẵng là mối ưu tư hàng đầu của các vị vua triều Nguyễn trước sự dòm ngó của phương Tây,ĐitìmcổthànhCôngtrìnhphòngthủđầutiênởSơnTràquaanhdao trong khi cửa biển Đà Nẵng là "cổ họng" để xâm nhập trung tâm quyền lực quốc gia là kinh đô Huế. Trước khi Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng (1.9.1858), hệ thống phòng thủ đặt trên Sơn Trà khá dày đặc. Trong đó, dưới chân núi Sơn Trà ở mũi Mỏ Diều có pháo đài Phòng Hải.

Công trình phòng thủ đầu tiên ở Sơn Trà - Ảnh 1.

Ảnh núi Sơn Trà và pháo đài Phòng Hải ở cận cảnh chụp năm 1859 ở vịnh Tourane (không rõ tác giả, trưng bày tại National Gallery of Australia, Úc)

TƯ LIỆU CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN QUANG TRUNG TIẾN

Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Trung Tiến cho biết việc xây dựng pháo đài Phòng Hải theo hình bầu dục vừa mới được triển khai thì trong tháng 7 năm Canh Tý, Minh Mạng thứ 21 (1840), vua cho Tả tham tri Bộ Lễ gia hàm Tham tri sung biện việc Nội các là Nguyễn Tri Phương quyền thự Tuần phủ Nam - Ngãi vào lo việc khảo sát để củng cố hệ thống phòng thủ Đà Nẵng, đặc biệt là 2 thành An Hải, Điện Hải và pháo đài Phòng Hải. Nguyễn Tri Phương đến lỵ sở, đi xem hình thế, dâng sớ xin đổi xây pháo đài Phòng Hải ở núi Mỏ Diều thành hình tròn, đường kính 9 trượng, 2 tầng trên dưới đài thành đặt 27 cỗ súng lớn…, định lại quy cách phát tín hiệu cờ ở pháo đài Phòng Hải. Vua Minh Mạng y theo lời tâu của Nguyễn Tri Phương, lấy hơn 400 binh dân giao cho Lãnh binh Lương Văn Liễu trông coi việc xây dựng pháo đài Phòng Hải.

"Như vậy, đến năm 1840, theo thiết kế của tướng Nguyễn Tri Phương được vua Minh Mạng chuẩn y, công trình phòng thủ đầu tiên trên bán đảo Sơn Trà là pháo đài Phòng Hải được xây dựng với kiến trúc gạch hình tròn, đường kính 9 trượng (tương đương chừng 38 m, chu vi khoảng 120 m), nằm trên núi Mỏ Diều. Đến năm 1847, có thêm đồn Nhất được lập bên cạnh phía sau pháo đài. Vị trí chính xác của pháo đài Phòng Hải không có trên bản đồ quân sự triều Tự Đức bị Pháp tịch thu, được chúng tôi căn cứ vào tư liệu và hình ảnh mô tả để ước tính và đánh số 4 trên bản đồ trích đoạn", ông Tiến cho biết.

HÌNH ẢNH PHÁO ĐÀI "RẤT ĐẶC BIỆT"

Căn cứ trích đoạn vị trí các công trình phòng thủ vành đai vịnh Đà Nẵng trên bản đồ triều Tự Đức bị quân Pháp tịch thu tại lỵ sở quân thứ Quảng Nam ngày 15.9.1859 cùng số 4 được nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Trung Tiến đánh dấu, chúng tôi đã lần tìm và thử xác định vị trí tương đối của pháo đài Phòng Hải trên bán đảo Sơn Trà. Theo tấm bản đồ này, pháo đài Phòng Hải được nhận định xây dựng sát mép biển tại vị trí trên cao. Nằm đối diện là khu vực bán đảo có khối núi bao bọc cảng Đà Nẵng. Trong nhiều tài liệu mà chúng tôi tiếp cận được, riêng tài liệu của ông Tiến cung cấp có rất nhiều hình ảnh giá trị về pháo đài này. Trong đó, bức ảnh pháo đài Phòng Hải ở cận cảnh chụp vào năm 1859 ở vịnh Tourane (không rõ tác giả, trưng bày tại National Gallery of Australia, Úc) do ông Tiến sưu tầm cho thấy pháo đài được xây bằng đá sát mép nước, có cổng hướng về một dãy núi thấp trườn ra biển.

"Hình ảnh của pháo đài Phòng Hải rất đặc biệt, vì đó là bức ảnh đầu tiên ở VN được chụp bằng máy móc theo kỹ thuật Daguerréotype, do Alphonse Eugène Jules Itier (1802 - 1877), thường gọi tắt là Jules Itier - lúc đó là Thanh tra thuế quan, Phái viên của Bộ Thương mại và Tài chính trong Phái bộ Pháp tại Trung Hoa, thành viên Phái bộ Pháp đến cửa biển Đà Nẵng và chụp vào ngày 12.6.1845, đặt tên là "Fort Cochinchinois de Non-Nay" (Pháo đài Phòng Hải ở Đàng Trong/Đại Nam). Bức ảnh này được chính tác giả in trong tác phẩm của mình tại Paris năm 1853 nhưng bị lỗi kỹ thuật nên không thấy rõ... Sau đó, ảnh này được tờ họa báo L'Illustration, journal universelin lại tại Paris năm 1854 với kỹ thuật tốt hơn, với tường thành hình tròn đúng như mô tả của thư tịch thời Nguyễn", ông Tiến thông tin.

Cũng theo nhà nghiên cứu này, khi tiếp cận với bộ sưu tập của Terry Bennett ở Pháp, ông đã nhìn thấy ảnh gốc của pháo đài Non-Nay/Phòng Hải chụp năm 1845 với toàn cảnh đầy đủ từ chân núi Mỏ Diều nhìn lên pháo đài từ hướng đông. Tiếc là do thời gian nên ảnh gốc được trưng bày đã mờ đi khá nhiều, không còn nhìn rõ đường nét. Ông Tiến cũng cung cấp một bức ảnh một góc bên trong pháo đài Phòng Hải chụp năm 1859 ở vịnh Tourane (không rõ tác giả, trưng bày tại National Gallery of Australia) cho thấy không khí trong pháo đài Phòng Hải sinh động hơn bởi sự hiện diện của toán liên quân đang chuẩn bị dọn dẹp đống súng thần công nằm ngổn ngang ở đó.

163 năm kể từ ngày liên quân Pháp - Tây Ban Nha rút khỏi Đà Nẵng (23.3.1860), địa hình, địa vật đã có nhiều đổi dời, nhất là ở khu vực núi rừng hiểm trở như tại bán đảo Sơn Trà. Hơn nữa, trước khi di tản khỏi Đà Nẵng, vào ngày 19.3.1860, pháo đài Phòng Hải đã bị liên quân đặt thuốc nổ phá sập hoàn toàn. Việc xác định vị trí chính xác của pháo đài Phòng Hải thật sự là điều không dễ dàng, nhưng với những hình ảnh hiếm có, sơ đồ… cùng sự nghiên cứu bài bản của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Trung Tiến, tài liệu của ông thật sự có giá trị trong việc tìm kiếm dấu tích của pháo đài này. (còn tiếp) 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap