Vietjet Air

Các binh sĩ Ukraine tại một khu vực ở Kherson chuẩn b̔ ishihara nozomi

【ishihara nozomi】Cuộc chiến tại Ukraine có xu hướng rơi vào thế 'bế tắc bạo lực'?

Cuộc chiến tại Ukraine có xu hướng rơi vào thế 'bế tắc bạo lực'?ộcchiếntạiUkrainecóxuhướngrơivàothếbếtắcbạolự<strong>ishihara nozomi</strong> - Ảnh 1.

Các binh sĩ Ukraine tại một khu vực ở Kherson chuẩn bị bắn súng cối về phía lực lượng Nga

AFP

Theo tờ The Wall Street Journal, Lữ đoàn cơ giới số 47 của Ukraine trang bị xe bọc thép của phương Tây và được huấn luyện để phản công chớp nhoáng giúp Kyiv giành lợi thế.

Tuy nhiên, sau khi tiến thêm chỉ vài km trong vài tháng qua ở miền nam, lữ đoàn này đã chuyển qua phía đông để đối phó một cuộc tấn công của Nga tại một thành phố công nghiệp nhỏ.

Việc lữ đoàn này chuyển từ tấn công sang phòng thủ phản ánh bước chuyển mới trong cuộc xung đột, khi các chỉ huy hàng đầu của Ukraine thừa nhận rằng cuộc phản công không tiến triển như mong muốn.

Cựu lãnh đạo NATO muốn Ukraine gia nhập dù chưa toàn vẹn lãnh thổ

Viện trợ phương Tây

Trả lời phỏng vấn tờ The Economist, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Valeriy Zaluzhniy cho rằng cuộc chiến đã lâm vào  bế tắc và hầu như sẽ khó có đột phá đáng kể.

Các quan chức Nga coi sự thay đổi này là dấu hiệu cho thấy Moscow đang chiếm ưu thế và việc kéo dài chiến sự đang có kết quả.

Theo các quan chức Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hướng nền kinh tế của đất nước mình vào cuộc chiến và triển khai hơn 400.000 quân, trong khi Ukraine phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính và quân sự của phương Tây, với một tương lai không chắc chắn.

Ngày càng nhiều người ủng hộ Ukraine ở châu Âu và Mỹ cho rằng Kyiv lẽ ra có thể ở vị thế mạnh hơn nếu Washington nhanh chóng chuyển giao các vũ khí uy lực như xe tăng, tên lửa tầm xa và máy bay chiến đấu phản lực.

Những tranh luận xoay quanh việc cung cấp vũ khí khiến Kyiv mất khoảng thời gian quý báu trong năm nay, khi lẽ ra họ có thể tiếp tục phát huy những bước tiến trước Nga vào cuối năm ngoái.

Với tình hình hiện nay, cựu Đại sứ Mỹ tại NATO Douglas Lute nhận định rằng khó có yếu tố nào giúp xoay chuyển thế bế tắc về ngắn hạn, dựa trên cách tiếp cận về việc cung cấp vũ khí.

Tuy nhiên, giới chức Mỹ khẳng định đang cung cấp vũ khí cho Ukraine với tiến độ thích hợp và dựa trên những gì có thể cung cấp.

Nga muốn mua lại vũ khí đã bán cho các nước khác vì nhu cầu ở Ukraine

Tiếp tục giằng co

Trong khi đó, Nga đang tìm cách tiến lên tại mặt trận phía đông và đông bắc Ukraine. Còn Ukraine tiếp tục gây áp lực ở phía nam, với hy vọng tiến đến bờ biển Azov và chia đôi lực lượng Nga.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng sự kiệt sức của 2 bên và sức mạnh của hệ thống phòng ngự khiến những thay đổi lớn khó có thể xảy ra trong mùa đông này.

"Đó là một sự bế tắc trong chiến hào. Một cuộc tổng tấn công là không thể cho cả 2 bên. Không bên nào có thể vượt qua được", theo một quan chức an ninh cấp cao Ukraine.

Hiện Nga đang tập trung vào các thị trấn như Kupyansk ở phía đông bắc và Avdiivka ở phía đông. Theo quân đội Ukraine, cuộc tấn công vào Avdiivka, một trung tâm công nghiệp nhỏ gần thủ phủ vùng bị chiếm đóng của Donetsk, đã khiến quân Nga thiệt hại hơn 100 xe bọc thép và hàng nghìn người thương vong trong tháng qua.

Lực lượng Nga đã đạt được những thành tựu nhỏ trong nỗ lực bao vây thành phố, bao gồm cả việc chiếm giữ tuyến đường sắt ở vùng ven phía tây bắc.

Phía Ukraine cũng đang xoay xở. Một binh sĩ thuộc Lữ đoàn 47 cho biết họ đang thiếu đạn dược và nhân lực, đến mức đôi khi phải điều cả các kíp lái thiết giáp và máy bay không người lái (UAV) ra trực chiến ở các vị trí tiền tuyến.

Trong khi cả 2 bên đều nói rằng họ muốn hòa bình, các cuộc đàm phán khó có thể xảy ra trong khi Nga vẫn giữ mục tiêu ban đầu là kiểm soát Ukraine còn Kyiv muốn lấy lại phần lãnh thổ đã bị Nga giành kiểm soát.

Thủ dễ hơn công?

Ukraine hiện sử dụng các tên lửa tầm xa do Mỹ, Anh và Pháp cung cấp nhằm vào hạ tầng hậu cần của Nga như các tuyến đường sắt, cảng và sân bay. Chuyên gia Dmitry Gorenburg tại tổ chức nghiên cứu quốc phòng CNA (Mỹ) cho rằng phòng thủ dễ dàng hơn tấn công rất nhiều. Cách tiếp cận này có thể khiến Ukraine mất kiểm soát một số khu vực lãnh thổ nhỏ, khiến nhiều người có thể nghĩ ra nước này rút lui, nhưng là cách an toàn để tái xây dựng lực lượng và nguồn cung ứng. "Việc Ukraine phòng thủ có thể không lý tưởng, nhưng với chiến lược quân sự trong một cuộc chiến kéo dài, việc buộc phía Nga sử dụng nguồn lực, tái bổ sung và sau đó quay lại tấn công sau đó có thể hợp lý", ông nhận định.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap