Vietjet Air

Để giúp nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe lvxx

【lvxx】Lý do khiến nhân viên y tế nghỉ việc

Để giúp nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần của chính mình,ýdokhiếnnhânviênytếnghỉviệlvxx ngày 8.12, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã phối hợp cùng với USAID (Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ) đã tổ chức hội thảo trực tuyến "Chăm sóc sức khỏe tâm thần dành cho nhân viên y tế tại TP.HCM".

Điều gì đã tạo ra áp lực cho nhân viên y tế?

Mọi người thừa nhận rằng, nhân viên y tế đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Họ là người tiếp xúc với người bệnh đang gặp khó khăn về sức khỏe thể chất và cả sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, công việc này đôi khi có thể gây áp lực lớn, dẫn đến stress và các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác.

Sau đại dịch Covid-19, Bệnh viện Hùng Vương thực hiện một khảo sát trên 466 nhân viên y tế. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế có biểu hiện trầm cảm là 23,6%, lo âu chiếm 42,9%, và stress chiếm 17,6%.

 Lý do khiến nhân viên y tế lặng lẽ nghỉ việc - Ảnh 1.

Nhân viên y tế trong vòng vây áp lực

DUY TÍNH

Còn theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, năm 2021 số nhân viên y tế nghỉ việc là 968 người, năm 2022 số nhân viên y tế nghỉ việc là 1.523 người. Trong 7 tháng đầu năm 2023, TP.HCM ghi nhận có 547 viên chức ngành y tế nghỉ việc. Trong số này, có hơn 200 bác sĩ, 239 điều dưỡng, ngoài ra còn có hộ sinh, điều dưỡng, kỹ thuật y.

Theo chia sẻ của một nhân viên điều dưỡng bệnh viện có 15 năm công tác, với lượng công việc quá tải của bệnh viện chị phải chia ra mang về nhà làm có khi một đêm chỉ ngủ được 2 - 3 tiếng. Thường xuyên làm cả thứ bảy chủ nhật hay những ngày nghỉ lễ. Thời gian ở bên gia đình rất ít, không thể chăm lo cho con cái hay gia đình nhiều.

Một nhân viên trạm y tế cũng chia sẻ về khó khăn của đồng nghiệp trong trạm rằng lương rất ít nhưng lượng công việc rất nhiều.

Bác sĩ tâm thần, tâm lý nói gì?

Theo bác sĩ CK.2 Trần Duy Tâm, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, các yếu tố gây stress, căng thẳng mà những nhân viên y tế có thể gặp phải như căng thẳng từ nghề nghiệp, xung đột gia đình, môi trường sống không phù hợp, tài chính,...

Theo bác sĩ Tâm, những biểu hiện của chứng trầm cảm dễ nhận thấy như buồn, chán nản, mất tự tin, giảm sự quan tâm thích thú, mệt mỏi chậm chạp,... và có thể nặng hơn nữa là có ý nghĩ tự sát.

Tương tự, bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, cố vấn tâm lý của Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), cho biết các yếu tố có thể dẫn đến các bệnh tâm thần của nhân viên y tế có thể do kiệt sức nghề nghiệp và yếu tố cá nhân của nhân viên. Ví dụ như tuổi tác, giấc ngủ, giới tính, mệt mỏi, thời gian làm việc, trực đêm, khối lượng công việc…

Những căng thẳng trong công việc có thể để lại những hậu quả đáng kể về sức khỏe, từ lành tính như cảm lạnh và cúm đến nghiêm trọng như bệnh tim và các hội chứng chuyển hóa. Hậu quả, có thể ảnh hưởng đến chức năng sống của cơ thể, năng suất làm việc và quan hệ gia đình, cộng đồng.

Không dám nói với ai và lặnglẽ nghỉ việc

Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, những người mắc các bệnh tâm thần, thường không dám mạnh dạn nói với mọi người rằng mình đang gặp các vấn đề về tinh thần hay stress, lo âu.

"Trước kia, khi làm việc tại các bệnh viện, tôi thường thấy các bạn nhân viên y tế nếu mắc các bệnh về tâm thần, gặp stress hay căng thẳng thường sẽ lặng lẽ nghỉ việc. Họ thường không chia sẻ việc này với các lãnh đạo. Đặc biệt, các bạn điều dưỡng thường có khối lượng công việc lớn nên hay gặp vấn đề stress căng thẳng áp lực của công việc. Lý do các bạn thường xin nghỉ là bị bệnh về dạ dày, tim, đau đầu... chứ không xin nghỉ vì lý do vấn đề liên quan tâm thần", bác sĩ Phạm Ngọc Thanh nói.

Theo bà Thanh, hiện nhân viên y tế có thể tự đánh giá mức độ rối loạn lo âu với các bài kiểm tra trên mạng. Đánh giá các thang điểm sức khỏe tâm thần của mình trước khi quyết định chia sẻ với bác sĩ tâm lý hay gia đình, đồng nghiệp hoặc lãnh đạo để tìm ra hướng giải quyết cho bản thân.

Nhân viên y tế có thể tự trợ giúp cho bản thân như cân bằng cuộc sống với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Tự thư giãn hít thở, tập thể dục nghỉ ngơi và ăn uống điều độ.

Nhân viên y tế cũng cần sự trợ giúp từ nơi làm việc. Các bệnh viện, trạm y tế cần có sự phân công nhân sự hợp lý; thời gian làm việc, thu nhập hợp lý; động viên khen thưởng; bố trí phòng tập yoga hay phòng thư giãn... để nhân viên y tế có thể giải tỏa căng thẳng trong công việc.

"Những can thiệp tâm lý luôn được ưu tiên lên hàng đầu như lắng nghe tư vấn, chánh niệm, tâm lý chuyên sâu. Tuy nhiên, với những nhân viên y tế gặp các tình trạng rối loạn kéo dài nên trị liệu song song dùng thuốc và trị liệu tâm lý", bác sĩ Trần Duy Tâm chia sẻ thêm.

Nhânviên y tế cần làm gì?

Bác sĩ CK.1 Giang Ngọc Thụy Vy, Hội tâm lý trị liệu Việt Nam, cho biết nhân viên y tế thường không có nhiều thời gian dành cho bản thân. Vì vậy phương pháp đơn giản dễ áp dụng nhất là phương pháp chăm sóc sức khỏe thân tâm - là phương pháp chăm sóc kết hợp sức khỏe tinh thần và thể chất. Đây là phương pháp để những nhân viên y tế trong những hoạt động sống bình thường vẫn có thể cảm nhận niềm vui, niềm hạnh phúc và cũng không quên chăm sóc sức khỏe và mối quan hệ.

Đi từ cái đơn giản nhất đến những điều khó hơn, từ những việc tập thở, sử dụng thời gian nghỉ ngơi ngắn để thả lỏng bản thân, chú ý đến bữa ăn và dành 5 - 10 phút để vận động, tập thể dục.

Đặc biệt trong giao tiếp, nhân viên y tế nên tập loại bỏ những suy nghĩ thông tin tiêu cực để có thể suy nghĩ tích cực hơn, từ đó việc giao tiếp với bệnh nhân, đồng nghiệp, gia đình dễ dàng, vui vẻ, cởi mở hơn.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap