Vietjet Air

Làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêmDư lu ibongda

【ibongda】Đừng để VĐV kêu đói: Vụ việc đáng tiếc ở đội bóng bàn trẻ Việt Nam

Làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm

Dư luận đang rất bức xúc trước vụ việc các VĐV của đội tuyển bóng bàn trẻ VN kêu đói. Cục TDTT đã có động thái kịp thời khi vào cuộc làm rõ vấn đề,ĐừngđểVĐVkêuđóiVụviệcđángtiếcởđộibóngbàntrẻViệibongda xử lý cá nhân sai phạm, đảm bảo quyền lợi cho VĐV trước khi giải trình lên Bộ VH-TT-DL trước ngày 20.10. Quá trình xác minh thông tin vẫn đang được tiến hành để đưa ra kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, việc bữa ăn của VĐV đội bóng bàn trẻ thiếu cả chất và lượng dù tiền ăn cho VĐV được Bộ Tài chính quy định là 320.000 đồng/ngày cho thấy công tác quản lý các đội tuyển thể thao của lãnh đạo ngành hiện còn nhiều bất cập.

Vụ việc đáng tiếc ở đội bóng bàn trẻ Việt Nam  - Ảnh 1.

Bữa ăn thiếu chất của các VĐV bóng bàn


Hiện thể thao VN có 46 đội tuyển ở nhiều môn khác nhau, với số lượng VĐV đông đảo. Tuy nhiên, Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội (viết tắt là trung tâm) mới chỉ đảm bảo điều kiện ăn nghỉ cho khoảng một nửa số đội tuyển (24 đội), còn lại phải bố trí cho VĐV thuộc 22 đội tập luyện, sinh hoạt bên ngoài trung tâm.

Các đội tuyển không tập huấn tại trung tâm, có thể kể đến 4 đội tuyển bóng đá hiện tập luyện ở Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VN (Hà Nội), đây là địa điểm phục vụ cả cơ sở vật chất tập luyện lẫn sinh hoạt cho VĐV. Ngoài ra, một số đội tuyển như đua thuyền canoe, rowing (tập luyện ở Trung tâm đua thuyền Hải Phòng); wushu, karate (tập luyện tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức - Hà Nội), xe đạp địa hình (Hòa Bình)... Đội tuyển bóng bàn trẻ VN tập luyện, sinh hoạt tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình. Sau khi xảy ra sự cố, các thành viên của đội được rút về trung tâm.

Theo lãnh đạo Cục TDTT, trách nhiệm quản lý các đội tuyển dù tập ở trong hay ngoài trung tâm đều thuộc về các đơn vị trực tiếp. Trách nhiệm đầu tiên thuộc về đơn vị tham mưu quản lý nhà nước và các phòng thể thao thành tích cao. Sau khi nhận được tham mưu, lãnh đạo Cục TDTT mới quyết định địa điểm tập huấn cho các đội tuyển. Trách nhiệm tiếp theo thuộc về Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội khi quản lý công tác phục vụ, huấn luyện các đội tuyển. Vai trò của trung tâm đặc biệt quan trọng khi ngoài quản lý trực tiếp các đội tuyển, không chỉ về chuyên môn mà còn đảm bảo phục vụ các vấn đề về sinh hoạt, dinh dưỡng cho VĐV. Trách nhiệm sau cùng, cũng là lớn nhất thuộc về lãnh đạo Cục TDTT.

Đội tuyển bóng bàn trẻ VN, về mặt giấy tờ, do Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội quản lý nhưng đội lại sinh hoạt, tập luyện ở Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình (khu liên hợp). Theo tìm hiểu của Thanh Niên, tiền ăn theo chế độ (320.000 đồng/ngày) được trung tâm chuyển cho VĐV (HLV Bùi Xuân Hà có giữ hộ tiền cho một số VĐV mồ côi cha mẹ). Sau đó, tiền này được chuyển tới bếp ăn của khu liên hợp. Việc bữa ăn của VĐV bóng bàn trẻ thiếu chất là do sai sót ở khâu nào sẽ được điều tra làm rõ.

Phó cục trưởng Cục TDTT Nguyễn Hồng Minh nhấn mạnh: "Trên cơ sở chỉ đạo của lãnh đạo Bộ VH-TT-DL, Cục TDTT sẽ xác minh, rà soát trách nhiệm của các bên. Trong đó có trách nhiệm Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình trong việc phục vụ ăn nghỉ của các đội tuyển. Còn với Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội, đó là trách nhiệm quản lý về mặt quản lý tập huấn chuyên môn, ăn nghỉ, thực hiện các chế độ chính sách nhà nước với VĐV. Lãnh đạo Cục TDTT và các đơn vị liên quan trong cục cũng có trách nhiệm riêng khi có nhiệm vụ chỉ đạo toàn diện các đội tuyển. Chúng tôi sẽ báo cáo và có biện pháp xử lý với từng đối tượng".

Phải siết lại lỗ hổng quản lý

Theo Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt, nguyên nhân để xảy ra vụ việc, một phần là do công tác quản lý còn lỏng lẻo ở một số quy trình, đặc biệt với những đội tuyển tập huấn bên ngoài trung tâm.

"Vấn đề tiền lương, tiền ăn cho VĐV, các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia đều được kiểm tra. Nhưng do điều kiện cơ sở vật chất ở Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội không đầy đủ, nhiều đội phải tập bên ngoài. Đây chính là kẽ hở dẫn đến vụ việc đáng tiếc tại đội bóng bàn trẻ quốc gia. Chúng tôi coi đây là bài học lớn và tiến hành rà soát thật kỹ lưỡng trong thời gian tới. Đây thực sự là một lời cảnh tỉnh dành cho những người quản lý, những người làm công tác huấn luyện nhưng lại không dành sự quan tâm cho các VĐV, chỉ quan tâm lợi ích cá nhân và bỏ qua những vấn đề khác, trong đó có vấn đề đời sống và sinh hoạt của VĐV", Cục trưởng Đặng Hà Việt nói.

Mới đây, Bộ VH-TT-DL đã chỉ đạo Cục TDTT triển khai tổng kiểm tra rà soát công tác huấn luyện tại các đội tuyển, nhất là trên khía cạnh đảm bảo cơ sở vật chất, chế độ sinh hoạt, chế độ kinh phí theo quy định cho các đội tuyển, thực hiện nghiêm minh quy định của pháp luật về triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, gắn với chăm lo cho đời sống của VĐV, HLV tại các đội... Bộ VH-TT-DL yêu cầu Cục TDTT làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan đến đội tuyển bóng bàn trẻ VN. Ngành thể thao cần câu trả lời minh bạch và rõ ràng về vụ việc, đồng thời phải siết chặt lại công tác quản lý các đội tuyển thể thao để đảm bảo quyền lợi cho VĐV, HLV - những người đang nỗ lực đêm ngày để mang vinh quang về cho đất nước. Bộ VH-TT-DL yêu cầu Cục TDTT báo cáo bằng văn bản, hạn trước ngày 20.10. (còn tiếp) 

TIỀN HLV GIỮ HỘ ĐÃ ĐƯỢC TRẢ LẠI VĐV

3 VĐV của đội tuyển bóng bàn trẻ VN nhờ HLV trưởng Bùi Xuân Hà giữ hộ tiền vì các VĐV này chưa có tài khoản riêng, để cuối năm các VĐV này được nhận lại số tiền đã gửi thầy. Sau khi phát hiện việc HLV cầm tiền hộ, Cục TDTT đã yêu cầu HLV trả lại tiền này cho VĐV. Ngành thể thao sẽ không cho phép các đội lập quỹ riêng với bất kỳ mục đích gì (mà quỹ này lại do HLV nắm giữ).

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap